Tại những thành phố lớn, việc thiết kế nhà vệ sinh chung với nhà tắm là phổ biến. Tuy nhiên thực sự cách làm này có gây bất lợi gì không? Chúng ta nên thiết kế nhà vệ sinh chung hay riêng so với nhà tắm. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Những ưu điểm khi thiết kế nhà tắm và nhà vệ sinh riêng biệt
Trước kia, nhà vệ sinh hầu như không được coi trọng. Nó được coi là công trình phụ nên có diện tích khiêm tốn. Tuy nhiên khi chất lượng cuộc sống được cải thiện nhiều người bắt đầu chú trọng đến không gian này hơn. Nhiều nhà còn có sự tách biệt giữa không gian vệ sinh và không gian phòng tắm. Hãy cùng xét những ưu điểm khi có sự tách biệt này.
Có nên thiết kế nhà tắm và nhà vệ sinh riêng biệt
Tiện nghi sử dụng, tiết kiệm thời gian
Khi lắp đặt chung nhà vệ sinh và nhà tắm cả nhà bạn sẽ gặp phải tình trạng cả nhà dùng chung. Nhất là trong giờ cao điểm, tình trạng chờ đợi thường xuyên diễn ra vô cùng mệt mỏi. Với việc sử dụng phòng tắm, phòng vệ sinh riêng sẽ giúp đơn giản hóa thời gian chờ đợi. Moi người sẽ không cần giục nhau khi mất thời gian vệ sinh quá lâu.
Đây cùng là thiết kế riêng biệt giúp đảm bảo không gian riêng tư và tách biệt so với người sử dụng khác.
Giúp đảm bảo vệ sinh
Nhà tắm là không gian sạch sẽ. Chúng ta sẽ biến nơi này thành nơi thư giãn, phục hồi sức khỏe và tinh thần cho gia đình sau một ngày làm việc. Trái lại với nhà tắm thì nhà vệ sinh là nơi chứa những chất bài tiết, là nơi có những mùi ô uế tồn đọng chất thải, chất bẩn. Nếu nhà tắm và nhà vệ sinh lần lộn với nhau có thể sẽ tạo cảm giác khó chịu cho người dùng.
Việc sử dụng nhà tắm và nhà vệ sinh chung sẽ khiến sản sinh ra những ký sinh trùng hay vi khuẩn mới trong phòng. Nó sẽ khiến cho tâm lý của người dùng bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.
Tạo sự riêng tư tuyệt đối
Khi rạch ròi giữa 2 không gian sẽ đảm bảo cho nơi này tính riêng tư. Sẽ không còn ai làm ảnh hưởng đến khoảng thời gian riêng tư của người kia nữa.
2. Những nhược điểm khi thiết kế phòng tắm riêng biệt nhà vệ sinh
Đảo lộn sinh hoạt
Nhiều người có thói quen sử dụng chung nhà vệ sinh để giải quyết những vấn đề riêng tư của mình. Thế nên khi tách riêng 2 không gian này khiến cho người dùng gặp rất nhiều bất tiện, họ phải thay đổi thói quen sinh hoạt của mình. Nếu bạn là một người đơn giản, thích hoàn thành những thủ tục vệ sinh cá nhân của mình trong một căn phòng nhỏ thì mô hình này sẽ không dành cho bạn.
Tốn kinh phí
Thiết kế phòng tắm và nhà vệ sinh riêng biệt khiến cho bạn mất nhiều chi phí hơn do đây là 2 căn phòng riêng biệt. Bạn cần sử dụng nhiều nguyên vật liệu hơn, chậu rửa, gạch ốp lát cũng có thể tăng lên.
Tốn diện tích
Diện tích của 2 căn phòng đương nhiên sẽ nhiều hơn 1 căn phòng gộp lại. Chính vì thế, nếu tự tin diện tích đất của bạn rộng rãi thì mới nên sử dụng phương pháp tách 2 không gian này riêng biệt.
Còn nếu bạn đang sống ở nhà trọ, nhà ở bình dân thì không nên áp dụng cách thiết kế này.
Việc vệ sinh mất nhiều thời gian hơn
Chắc chắn là như thế rồi. Khi bạn nhân đôi không gian, sự thoải mái cũng kéo theo sự nhân đôi. Khi công việc của bạn quá bận rộn thì việc nhân đôi thời gian dọn dẹp khiến bạn vô cùng mệt mỏi.
Việc xây nhà tắm và nhà vệ sinh riêng biệt chắc chắn sẽ đem đến cho bạn những điều mới mẻ trong kiến trúc nhà hiện đại. Những lợi ích bạn sẽ nhận được như thời gian, nhu cầu riêng tư, an toàn vệ sinh. Tuy nhiên nếu bạn đã quen với thiết kế truyền thống thì có lẽ không nên lựa chọn cách này.
Trên đây là những phân tích ưu nhược điểm của việc thiết kế nhà tắm và nhà vệ sinh riêng biệt. Tùy vào nhu cầu sử dụng, điều kiện kinh tế, diện tích đất mà bạn có thể lựa chọn cho mình những cách thiết kế khác nhau. Miễn sao nó phù hợp với lối sống của gia đình bạn là được.
Ý kiến bạn đọc
Tin liên quan