Cách thiết kế nhà vệ sinh đúng kỹ thuật và phong thủy

Thời gian đăng: 17/06/2020
Việc thiết kế nhà vệ sinh đúng kỹ thuật và đầy đủ công năng, tiện ích là điều cần thiết. Cùng Hải Linh cập nhật những nguyên tắc thiết kế nhà vệ sinh dưới đây với những thông số chuẩn nhất.

Thông thường khi thiết kế nhà ở, thì nhiều gia chủ thường chỉ quan tâm đến các không gian như phòng khách, phòng ngủ mà quên mất nhà vệ sinh cũng là không gian cần được quan tâm khi xây dựng. Vì đây là căn phòng mà các thành viên dành tới 1/7 quỹ thời gian trong ngày để sử dụng. Việc thiết kế nhà vệ sinh đúng kỹ thuật và đầy đủ công năng, tiện ích là điều cần thiết. Cùng Hải Linh cập nhật những nguyên tắc thiết kế nhà vệ sinh dưới đây với những thông số chuẩn nhất.

 

1. Lựa chọn vị trí và hướng đặt nhà vệ sinh

Về mặt phong thủy, phòng vệ sinh là nơi chứa uế khí, vì vậy tránh đặt ở vị trí chính giữa và thường được đặt ở góc khuất của ngôi nhà. Với những mặt bằng đất méo, phòng vệ sinh nên đặt ở những chỗ lồi ra hay khuyết lõm để tạo sự vuông vức, cân bằng.

nguyen tac thiet ke nha ve sinh dung ki thuat 1


Những vị trí không nên đặt nhà vệ sinh như:

  • Tuyệt đối không được đặt nhà vệ sinh ở giữa nhà. 

  • Không bố trí nhà vệ sinh ở ngay cổng hoặc phần cửa ra vào

  • Không được đặt chung với khu nấu ăn. 

  • Đại kỵ sắp xếp nhà vệ sinh bên trên phòng ngủ, phòng khách và phòng thờ.

  • Đặt nhà vệ sinh ở bên trong phòng ngủ, đối diện cửa phòng ngủ là điều cấm kị trái phong thủy

Việc xác định hướng nhà vệ sinh như thế nào là tốt cần phải dựa trên phương hướng của tự nhiên, mệnh trạch gia chủ, hướng nhà, vị trí các phòng chức năng trong ngôi nhà. Về kiến thức chung thì phòng vệ sinh sẽ không được đặt theo hai hướng là Tây Nam và Đông Bắc. Vì hai hướng này là phương vị của hành Thổ. Khi đặt nhà vệ sinh quay về hướng Thổ khí đương vượng sẽ tạo ra tính khắc Thổ khắc Thủy và gây ra những tai ương cho gia chủ. 

Trên thực tế vị trí và phương hướng nhà vệ sinh rất khó để có thể bố trí hoàn hảo. Vì thế, đối với những trường hợp bắt buộc phải xây dựng nhà vệ sinh không hợp phong thủy cần phải có những biện pháp hóa giải. 

- Những bộ combo thiết bị vệ sinh giá rẻ -

 Goi dien Hai LinhGoi dien mua hang Liên hệ ngay HOTLINE: 0988.930.568
Để có giá tốt nhất thị trường

2. Thông số kích thước nhà vệ sinh

Việc xây dựng nhà vệ sinh với thông số và kích thước đúng chuẩn không chỉ giúp không gian cân bằng mà còn hợp phong thủy. Mỗi không gian vệ sinh khác nhau sẽ có yêu cầu về diện tích và cách bố trí thiết bị vệ sinh khác nhau.

Thong so kich thuoc nha ve sinh

Nhà vệ sinh nhỏ: Sẽ có diện tích khoảng 2,5 đến 3 mét vuông. Với diện tích này bạn không nên sử dụng quá nhiều thiết bị sinh mà chỉ nên chọn các sản phẩm tối cấn thiết như bồn cầu, chậu rửa treo tường và sen tắm.

Nhà vệ sinh vừa: Kích thước trong khoảng 4 đến 6 mét vuông. Với diện tích này bạn có thể bố trí thêm một số đồ nội thất như bồn tiểu nam và tủ đựng nhỏ hay thiết kế sử dụng chậu rửa đặt bàn thay vì chậu rửa treo tường.

Nhà vệ lớn sẽ có diện tích từ 10m2 trở lên. Với diện tích nhà vệ sinh rộng như vậy bạn có thể thoải mái bố trí thiết bị vệ sinh hiện đại phục vụ cho nhu cầu của gia đình như: như bồn cầu điện tử, bồn tắm hoặc vách ngăn khu vực tắm, tủ kệ để đồ, thậm chí bạn có thể trang trí thêm cây xanh, tranh ảnh hay bố trí khoảng không cho tủ đựng quần áo như một số xu hướng thiết kế nhà tắm mới hiện nay.

Ngoài kích thước phòng tắm thì trần nhà vệ sinh tối thiểu cao 2,2m. Cửa nhà vệ sinh có kích thước cao tiêu chuẩn 1,9m/2,1m/2,3m và chiều rộng tương ứng 0,68m/0.82m/1.02m. Độ dốc mặt bằng nhà vệ sinh cũng là tiêu chí cần phải quan tâm. Điều này quyết định đến mức độ thoát nước nhanh hay chậm. Sàn nhà vệ sinh khi lát nền theo tỉ lệ 1m thì độ dốc từ khoảng 1,5 đến 2 cm.

3. Phân khu chức năng trong nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh thông thường được phân thành 3 khu chức năng cơ bản đó là rửa, vệ sinh và tắm. Hiện nay một số nhà tắm chỉ được chia thành 2 phân khu chức năng khu vực khô và khu vực ướt. Do vậy tùy vào phòng vệ sinh diện tích nhỏ hay lớn mà có thể linh hoạt thay đổi 3 khu vực trên cho hợp lý. Nguyên tắc chung cho việc bố trí này là khu vực nào mong muốn sử dụng nhiều hơn thì để nhiều không gian hơn.

 

nguyen tac thiet ke nha ve sinh dung ki thuat 3

Một số cách bố trí thường thấy hướng từ cửa vào là chậu rửa đến sen tắm và khu vệ sinh đặt bồn cầu. Hoặc nếu không gian nhà tắm rộng thì chậu rửa và bồn cầu thường đặt trên cùng 1 trục tường, diện tích còn lại bố trí sen tắm cây có vách ngăn chống bắn nước hoặc bồn tắm.

4. Chú ý đến chống thấm nước cho nhà vệ sinh

Để đảm bảo tiêu chí chống thấm nước thị tường và sàn nhà vệ sinh cần phải được quét chống thấm bằng dung dịch chuyên dụng. Vật liệu sử dụng cho sàn nhà phải cách nước tốt là xi măng, cát, gạch men. Nếu nền toàn xi măng phải thi công làm 2 lớp, lớp dưới dày 2 cm, đợi khô se mặt rồi mới trát thêm lớp cuối bề mặt theo tỷ lệ hỗn hợp vữa xi măng và cát là 1:2 hoặc 1:3. Có thể tăng tính chống thấm bằng cách pha trộn thêm theo trọng lượng của xi măng các chất phụ gia chống thấm natri aluminat hoặc sắt clorua.

nguyen tac thiet ke nha ve sinh dung ki thuat 4

Để chống ứ đọng nước bề mặt thì mặt sàn nhà vệ sinh phải thoát nước tốt. Độ dốc mặt sàn dao động từ 3% đến 5% về hướng miệng cống thoát. Mặt sàn nhà tắm cũng thường được làm thấp hơn so với cos nền nhà hay mặt sàn từ 5 cm đến 10cm để tránh tràn nước từ nhà vệ sinh ra các không gian khác. Vật liệu sử dụng làm mặt sàn phải có độ nhám, không trơn trượt. Tường nhà vệ sinh cũng nên được ốp lát với chiều cao tối thiểu là 1,8 m để tránh ngấm tường. Nếu nền chọn biện phát ốp lát thì cần được chiết mạch cần thận trành nước thẩm thấu qua các khe gạch ngấm xuống nền và gây ngấm xuống tầng dưới.

5. Bố trí các thiết bị vệ sinh theo tiêu chuẩn kỹ thuật
 

 

nguyen tac thiet ke nha ve sinh dung ki thuat 5

Do mỗi diện tích phòng tắm khác nhau mà thiết bị vệ sinh cũng được lựa chọn và có vị trí sắp xếp riêng biệt. Tuy nhiên dù đặt như nào cũng cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

  • Khoảng cách từ tâm chậu rửa đến tường là 38 cm.

  • Khoảng cách từ tâm bồn cầu đến tâm chậu rửa và đến tâm vòi sen tắm là 76 cm 

  • Khoảng cách từ tâm bồn cầu đến thành bồn tắm hoặc tường là 38 cm

  • Khoảng cách từ vị trí đặt bồn cầu đến khoảng không phía trước ít nhất là 53 cm

  • Vị trí đặt vòi sen cho ít nhất phải có khoảng không gian 91,5 x 91,5 cm và cửa luôn mở ra ngoài

Đây đều là khoảng cách không gian tối thiểu giữa các vật dụng để đảm bảo công năng sử dụng. Tất cả các thước đo trên đều được tính ở vị trí tâm của mỗi vật dụng. Bên cạnh đó việc bố trí nguồn điện đúng vị trí và tiêu chuẩn cũng giúp đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình:

  • Khoảng cách giữa các ổ cắm và nguồn nước là 15,2 cm

  • Khoảng cách từ ổ cắm điện đến chậu rửa ít nhất 91,5 cm, được tính từ cạnh của chậu nếu có khoảng trống hoặc từ mép nếu có bệ chân

  • Đèn treo nên cách tường ít nhất 91,5 cm và đặt cao trên bồn cầu 2,5 m

  • Mỗi phòng tắm phải có ít nhất 1 công tắc đèn trên tường ngay từ cửa vào

Hệ thống đường điện cần thiết kế ngầm và không đi vào khu vực ẩm ướt vì nhà vệ sinh là nơi sử dụng nước thường xuyên nên tuyệt đối không để đường điện nổi. Lưu ý dây dẫn không được hở, bình nóng lạnh phải có dây điện nối đất, aptomat riêng.

- Những mẫu bồn cầu Inax giá rẻ không thể bỏ qua -

 Goi dien Hai LinhGoi dien mua hang Liên hệ ngay HOTLINE: 0988.930.568
Để có giá tốt nhất thị trường

4. Đảm bảo hệ thống đường ống thoát nước tốt

Để hoạt động của nhà vệ sinh được hoàn hảo, an toàn và bền bỉ đòi hỏi phải thiết kế hệ thống đường ống nước thoát chất thải chuẩn xác đến mức tối đa. Chúng ta cần lắp đặt chính xác các đường ống nước cố định trong tường hoặc sàn nhà. Đặc biệt là chất liệu đường ống đảm bảo chất lượng để tránh bị rò rỉ nước. Tránh tình trạng độ dốc không đúng nước thải không thoát được dẫn đến tắc cống.

nguyen tac thiet ke nha ve sinh dung ki thuat 6

Đối với nhà cao tầng, phòng vệ sinh của các tầng nên cùng nằm trên một trục đường thẳng để việc cấp thoát nước thuận tiện. Ngoài ra cần lưu ý, không nên thiết kế nhà vệ sinh ở giữa nhà. Vì như vậy hệ thống cấp thoát nước buộc phải chạy qua phía dưới các khu vực sinh hoạt khác của nhà ở, vừa không tiện vừa khó sửa chữa nếu có sự cố, hỏng hóc.

Như vậy, trên đây là Nguyên tắc thiết kế nhà vệ sinh đúng kỹ thuật cơ bản khi tiến hành xây dựng nhà tắm cho gia đinh. Bạn tham khảo áp dụng và nên tránh những lưu ý mà Hải Linh đề ra để có một không gian tắm hiện đại và hoàn hảo.

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thanh toán - Chứng chỉ

dmca premi badge 2 1590034644  dathongbao 1590034607
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây