Tết nguyên đám cần chuẩn bị những gì? Những ngày lễ quan trọng dịp cuối năm 2025

Thời gian đăng: 09/01/2025
Tết nguyên đán là ngày tết cổ truyền và cũng là ngày quan trọng nhất của Việt Nam. Từ thời ông cha ta cho đến tận bây giờ các gia đình vẫn giữ gìn những phong tục ngày tết truyền thống có ý nghĩa sâu sắc nhằm cầu mong một năm mới an lành, may mắn và thịnh vượng.

1. Cúng ông Công ông Táo

Cúng ông Công ông Táo là một trọng những phong tục ngày tết không thể thiếu của người Việt. Theo quan niệm dân gian cho rằng ông Công, ông Táo được ông Trời phái xuống theo dõi và ghi chép các việc thiện, ác của loài người. Do đó vào ngày 23 tháng chạp âm lịch hàng năm, các vị Táo quân lên chầu trời là nhằm báo cáo lại việc làm của con người trong suốt năm đó để Thiên đình định công tội, thưởng phạt. 

cung ong cong ong tao

Như vậy ông Công, ông Táo chính là các vị thần định đoạt cát hung, phước đức dựa trên đạo lý, lối sống của. Với mong muốn được Thần Bếp phù hộ mà người ta làm lễ đưa Táo Quân lên chầu hết sức long trọng. Mâm cúng ông Công ông Táo thường rất đủ đầy.

2. Đi tảo mộ

Bắt đầu từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp hàng năm, con cháu trong gia đình đi thăm và quét dọn mồ mả tổ tiên, họ thường mang hương, hoa quả đến cúng và mời vong linh tổ tiên về nhà ăn Tết với con cháu. Đây là một phong tục ngày tết phổ biến của tất cả người Việt, thể hiện lòng hiếu đạo, sự thành kính đối với đấng sinh thành và những người đã mất, cũng chính là truyền thống uống nước nhớ nguồn, đạo lý của dân tộc Việt Nam.

di tao mo

3. Gói bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng, bánh tét là một phần không thể thiếu trong nét đẹp văn hóa của người Việt. Hàng năm cứ vào ngày 27, 28, 29 Tết mọi gia đình lại ngồi quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng bánh tét. Truyền thống này có từ thời vua Hùng và cho đến nay là điều không thể thay đổi được trong nét đẹp văn hóa những ngày Tết. Gia đình nào cũng phải gói cho mình vài chục chiếc bánh để thờ cúng tổ tiên, tặng bạn bè, người thân. 

goi banh trung

Ở miền Nam thì có bánh tét hình trụ, miền Bắc thì có bánh chưng hình vuông. Tuy hình dáng có khác nhau nhưng nguyên liệu thì hoàn toàn giống nhau, gao nếp là nguyên liệu chính của bánh với nhân đỗ và thịt mỡ.

Lúc gói bánh chưng chính là lúc nhớ về nguồn cội, mọi người có thêm thời gian quây quần bên nhau, kể chuyện về một năm cũ đã qua và hy vọng về một năm mới vuông vức tràn đầy. Những chiếc bánh bánh tét càng tròn, bánh chưng càng vuông thì năm mới càng đầy đủ, sung túc, thành công.

4. Bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả đặt trên ban thờ là phong tục truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú quý. Do sự khác biệt của mỗi vùng miền mà cách bày mâm ngũ quả cũng khác nhau. Các loại quả không thể thiếu khi bày mâm ngũ quả miền Bắc bao gồm chuối, bưởi (hoặc quả phật thủ), cam, quất, đào, hồng, táo, lựu…

mam ngu qua

Cách trình bày truyền thống thường gặp là nải chuối đặt ở dưới cùng để đỡ lấy toàn bộ những loại quả khác. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi tròn căng mọng hoặc quả phật thủ có màu vàng đẹp mắt. Những quả nhỏ hơn như cam, quất, hồng sẽ xếp xen kẽ xung quanh. Sự sắp xếp hợp lý giữa màu sắc và kích thước của các loại quả sẽ mang lại sự hài hòa đẹp mắt và hợp phong thủy cho mâm ngũ quả.

5. Cúng tất niên

Theo phong tục ngày tết của người Việt Nam, trong mỗi gia đình đều có một bàn thờ tổ tiên, ông bà. Cứ đến cuối năm, mỗi gia đình đều lau dọn bàn thờ để chuẩn bị đón Tết, sau đó đến chiều 30 tháng Chạp, mâm cỗ cúng và trái cây được xếp lên bàn thờ để mong ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng với gia đình.

cung tat nien

Đây cũng chính là việc làm thể hiện giá trị nhân văn, đạo đức, lối sống của người Việt, nhắc nhở con cháu phải biết giữ gìn đạo lý của gia đình, lối sống uống nước nhớ nguồn, không được quên nguồn gốc tổ tiên.

6. Hái lộc

Vào đúng thời khắc đêm giao thừa hoặc vào sáng sớm hôm sau, người Việt thường có thói quen đi hái lộc đầu năm với mong muốn mang rước lộc về nhà để đón một năm mới thật nhiều may mắn.

hai loc dau nam

7. Xông nhà đầu năm

Đây là một trong những phong tục ngày Tết rất quan trọng của người dân bởi họ quan niệm rằng, người đầu tiên bước vào nhà mình trong năm mới sẽ quyết định sự thành công, phát đạt, vui vẻ trong gia đình hay ngược lại là đem đến những điều xui xẻo, không may mắn. Vì vậy, các gia chủ sẽ mời những người hợp tuổi với chủ nhà đến xông nhà đầu năm.

xong dat

Tết là mở đầu của một năm mới, bởi vậy ai cũng mong mình sẽ đạt được những điều may mắn trong năm tới. Do đó phong tục ngày tết của người Việt toát lên nét đẹp văn hóa truyền thống của ông cha ta cũng như mong muốn một năm đầy an lành.

 

Biên tập viên: Hải Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thanh toán - Chứng chỉ

dmca premi badge 2 1590034644  dathongbao 1590034607
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây