Tết trong quan niệm của người Việt là thời gian bắt đầu một năm mới. Vì thế, trong ngày đầu tiên của năm mới tức sáng mồng 1 tết mọi người rất cẩn thận. Bởi quan niệm, đầu năm suôn sẻ thì cả năm mới làm ăn tấn tới và an khang thịnh vượng. Có rất nhiều việc được coi là kiêng kị không được làm trong những ngày tết. Đó là:
Điều kiêng kỵ đầu tiên trong ngày tết là không quét nhà và đổ rác vào sáng mồng 1. Bởi quan niệm nếu quét nhà và đổ rác sẽ hất hết đi tài lộc. Thực tế, các gia đình Việt sẽ có thói quen dọn dẹp nhà cửa vào những ngày cuối năm. Vì thế mồng 1 tết nhà cửa thường vẫn sạch sẽ và không cần phải dọn. Nếu nhà cửa có chút bừa bộn thì hãy nhớ là quét rồi dồn vào góc nhà chứ không được hát đi.
Với quan niệm kiêng kị đổ rác vào mồng 1 là một phong tục có nguồn gốc từ câu chuyện của người Trung Quốc. Câu chuyện là có một người lái buôn ở Trung Quốc thủy thần tặng một nàng hầu. Kể từ khi có nàng hầu thì gia đình rất phát tài. Tuy nhiên, đến một năm, vào ngày đầu năm, nàng hầu này mắc lỗi và bị ông chủ đánh đập. Tủi thân, nàng ta biến thành đống rác. Ông chủ không biết đã đem rác đổ đi và từ đó trở nên nghèo khó.
Quan niệm không đổ rác ngày đầu năm được du nhập vào Việt Nam và trở thành kiêng kị. Vì thế, để không mất lộc đầu năm thì bạn đừng nên đổ rác vào ngày mồng một tết nhé.
Kiêng kị không cho lửa, cho nước vào ngày đầu năm là vì lửa tượng trưng cho may mắn, nước tượng trưng cho sự sinh sôi (Tiền vào như nước mà). Nếu cho nước, cho lửa cho nước ngày đầu năm mới sẽ khiến cho tài lộc, may mắn của gia đình bị giảm.
Đổ vỡ đồ dùng trong ngày đầu năm mới báo hiệu cho những điều xui có thể xảy ra trong năm đó. Vì thế, các gia đình rất thận trọng khi sử dụng các món đồ dễ vỡ như ấm chén, bát đĩa, gương.
Bước sang năm mới, gia đình nên giữ hòa khí tránh tranh cãi, gắt gỏng. Kể cả người lớn cũng không nên quát mắng trẻ con trong ngày đầu năm. Nếu xảy ra to tiếng, cãi vã cũng là dấu hiệu báo một năm không được suôn sẻ.
Trong danh sách những điều kiêng kị vào ngày tết có kiêng không vay mượn đầu năm. Những ai có các món nợ thường sẽ cố gắng trả vào cuối năm. Quan niệm trả nợ đi vay đầu năm sẽ khiến cả năm túng thiếu. Còn nếu cho vay tiền bạc đầu năm thì của cải sẽ bị phân tán nên không được phát đạt.
Người Việt Nam rất coi trọng người xông nhà ngày đầu năm mới. Nên ngoài việc mong được người hợp tuổi đến xông nhà còn có kiêng kị người có tang không đi chúc tết ngày mồng 1. Vì những người có tang nếu xông nhà vào ngày đầu năm mới sẽ khiến cho gia chủ gặp xui xẻo, khó khăn trong năm.
Với người Việt, quần áo màu đen hoàn toàn, trắng hoàn toàn gợi lên sự tang tóc. Vì thế, ngày đầu năm mọi người kiêng mặc những bộ quần áo đen-trắng. Thay vào đó, các sắc màu rực rỡ như đỏ, hồng, vàng nên mặc để thể hiện sự may mắn.
“Mồng năm, mười bốn, hai ba, đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn” là câu kiêng kị từ bao đời của ông cha. Vì đây là những ngày rất xui xẻo. Chính vì thế, trong những ngày đầu năm mới mọi người không được xuất hành vào ngày mồng 5.
Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới sẽ kiêng kị không đóng cửa. Vì lúc này là lúc đón thần tài vào nhà. Nếu đóng chặt cổng, cửa thì tài lộc sẽ không vào được trong nhà.
Ngày mồng một đầu năm là phải là một ngày vui vẻ. Vì thế những gia đình nào có người mất vào ngày 30 hoặc mồng 1 sẽ kiêng phát tang trong ngày này mà để sang ngày mồng 2. Đồng thời gia đình có tang cũng cần tránh đi chúc tết người khác.
Điều kiêng kỵ trong những ngày tết còn là tránh nói những điều xui. Vì những từ không may mắn được nói ra trong ngày đầu năm mới sẽ khiến bản thân người nói và gia đình gặp vận hạn, xui xẻo. Vậy nên đầu năm mới, hãy dùng những từ tốt đẹp cho nhau như chúc may mắn, an khang thịnh vượng, tấn tài tấn lộc. Và chắc chắn là bạn cũng luôn nở nụ cười thật rạng rỡ khi đến chúc tết người thân.
Ở nhiều địa phương, trong ngày đầu năm mới sẽ có điều kiêng kỵ là không tắm rửa gội đầu. Vì theo quan niệm nếu gội đầu tắm rửa sẽ làm hao mòn kiến thức tài năng. Nhiều vùng còn kiêng giặt giũ ngày mồng 1 tết. Vì ngày này trùng vào ngày thủy bá, vị thần của sự thịnh vượng. Nếu giặt giũ sử dụng nhiều nước sẽ làm hao tổn phúc lộc.
Mọi người thường dặn dò nhau nhất là trẻ con là phải đi đứng thật cẩn thận trong ngày tết. Vì việc vấp ngã trong ngày đầu năm mới là điềm bảo cho sự trục trặc của các công việc trong năm.
Trong những ngày đầu năm mới mọi người cũng cần kiêng không ăn các món xui. Ví dụ như bí,thịt vịt, cá mè, thịt chó. Một số gia đình còn kiêng ăn tôm vì sợ bị giật lùi như tôm. Các món nên ăn ngày mồng một là xôi gấc, xôi đỗ…
Bạn cũng nên treo những bức tranh xui đầu năm như tranh đánh ghen, đi kiện. Hãy treo các bức tranh thể hiện sự vui tươi, sinh sôi nảy nở.
Ăn thừa, bỏ dở là việc cần phải kiêng kị trong ngày đầu năm mới. Vì nó không những thể hiện sự lãng phí mà còn khiến cho cả năm không được suôn sẻ. Thức ăn thừa cũng không nên đổ đi trong ngày đầu năm mới vì sẽ khiến năm đó mùa màng thất thu, buôn bán bị lỗ. Hãy ăn ít một thay vì lấy nhiều đồ ăn để tránh bỏ thừa nhé.
Trên đây là 15 điều kiêng kỵ trong ngày tết bạn nên biết. Tùy từng vùng miền và phong tục tập quán mà có thêm nhiều điều kiêng hơn nữa. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” mọi người nên chú ý những điều trên đây để đón một năm mới thật nhiều điều may mắn, bình an và hạnh phúc.
Biên tập viên: Hải Linh
Ý kiến bạn đọc
Tin liên quan